Nổi bật

Những điều cần biết trước khi du học New Zealand

Tôi đã quay lại với một bài post mới toanh… toanh…. toanh về xứ sở kiwi.

Các bạn biết New Zealand là một quốc gia với vẻ đẹp say đắm lòng người và là nơi du học đáng mơ ước vì vô số lý do không khỏi xuýt xoa.

Thế nhưng liệu bao nhiêu đó hiểu biết đã là đủ cho chúng ta khi tìm hiểu về một quốc gia trước khi đặt chân tới trong tương lai?

Dĩ nhiên là không!

Dưới đây là một vài thông tin cơ bản nhưng là tất yếu và hữu ích tôi đã tổng hợp được hi vọng sẽ giúp các bạn.

  1. Điều kiện du học New Zealand:

Cũng giống như các quốc gia khác thì khi đi du học bạn cần phải có đủ 2 yếu tố: HỌC LỰC và TÀI CHÍNH. Dĩ nhiên bạn vẫn có thể tìm hiểu và xin học bổng để đỡ một phần nào gánh nặng tài chính, những cơ bản thì TÀI CHÍNH vẫn là một vấn đề đáng để tâm. Và cũng đừng quá lo lắng về khả năng tiếng anh của bản thân quá kém vì khi qua New Zealand bạn vẫn có thể tham gia các khóa học để củng cố khả năng tiếng anh hơn.

2. Thủ tục xin cấp giấy VISA của New Zealand:

Thực tế thì việc xin visa du học New Zealand dễ dàng, thuận lợi và nhanh chóng hơn nhiều nước khác. Đây là đất nước có hệ thống giáo dục chất lượng, thu hút một lượng lớn sinh viên đến học tập và nghiên cứu, không chỉ riêng Việt Nam mà với nhiều sinh viên trên toàn thế giới.

Các bước xin visa du học New Zealand

Bước 1. Chọn trường học phù hợp.

Bước 2. Xin thư mời nhập học. Thời gian trung bình xin thư mời và nhận khứ hồi đáp của trường là khoảng một tuần. Riêng với các trường đại học thì thời gian này khoảng hai tuần.

Bước 3. Chuẩn bị các giấy tờ để xin visa. Một điểm thuận lợi cho các bạn chọn địa điểm du học tại New Zealand đó là các trường không yêu cầu tiền đặt cọc hay là tiêu chuẩn học cho các khóa gần nhất.

Bước 4. Nhận visa và chuẩn bị lên đường.

Bước 5. Thủ tục đón và học tập tại New Zealand.

3. Thủ tục chứng minh tài chính:

Những giấy tờ cơ bản để chứng minh tài chính bao gồm: giấy thể hiện thu nhập hàng tháng, giấy sao kê tài khoản ngân hàng, giấy xác nhận công việc, giấy chứng nhận sử dụng đất, sổ tiết kiệm, hoá đơn VAT, hợp đồng kinh tế, giấy phép kinh doanh ( nếu là doanh nghiệp)…những giấy tờ này phải được dịch thuật và công chứng đầy đủ.

4. Nhà ở và ăn uống:

Có rất nhiều hình thức ăn ở cho du học sinh ở New Zealand: homestay( ở nhà người bản xứ), ở trong khu ký túc xá của trường, khu nhà trọ .

Đi ăn tiệm là một thói quen khá phổ biến của người dân New Zealand bởi nơi đây có vô số lựa chọn hàng quán, bao gồm các địa điểm ăn uống đồ ăn Thái, Trung Quốc và các đồ ăn châu Á khác, nơi bạn có thể ăn với giá khoảng 10 NZD/suất.

Vậy ăn tại nhà có tiết kiệm hơn không? Tất nhiên câu trả lời là có.

Về giải trí tại New Zealand, lưu ý hãy luôn mang theo chiếc thẻ sinh viên “thần thánh” để có thể tận dụng các chương trình giảm giá dành cho sinh viên, bởi một tấm vé xem phim giá sinh viên đã lên tới 10.50-14 NZD!

5. Làm ngoài giờ:

Du học sinh có thể làm 20 giờ/ tuần. Du học sinh theo học các khóa từ 12 tháng trở lên có thể xin làm thêm ngoài giờ vào kỳ nghỉ hè để kiếm thêm thu nhập và trang trải sinh hoạt hằng ngày.

6. Các dịch vụ khác:

Tất cả các sinh viên ở New Zealand đều phải có bảo hiểm y tế toàn diện và bảo hiểm du lịch. Các chương trình bảo hiểm sẽ bảo vệ sinh viên trong suốt quá trình học tập ở New Zealand. Hiện tại phí bảo hiểm y tế của New Zealand là NZ$456. New Zealand xài tiền đô la và tiền xu. Các ngân hàng sẽ cung cấp thông tin qua Internet và điện thoại. Và hãy lưu ý về các bước để mở tài khoản ngân hàng ở New Zealand nhé!

7. Cơ hội ở lại làm việc:

Chính phủ New Zealand đang và đã tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho du học sinh, sinh viên quốc tế làm thêm và ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp. Sinh viên sau khi tốt nghiệp được phép ở lại để tìm việc (Graduate Job Search Visa), hoặc ở lại làm việc nếu đã tìm được việc sau khi tốt nghiệp (Graduate Work Experience Visa), và sau đó là cơ hội định cư tại New Zealand. Ước tính sẽ có thêm 130.000 việc làm mới dành cho lao động quốc tế từ nay cho đến năm 2017, do nhu cầu từ các ngành nghề đang thiếu hụt nhân lực tại New Zealand.

Bấy nhiêu thông tin cũng đủ để các bạn bỏ túi để chuẩn bị cho một quyết định ấn tượng cho tương lai của mình ở chân trời mới rồi đúng không?

About the author

Phạm Đăng Quỳnh

Phạm Đăng Quỳnh đã có 11 năm kinh nghiệm kinh doanh lĩnh vực trung tâm tiếng Anh và hơn 1 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực du học và định cư Anh, Mỹ, Úc, Canada và Singapore. Với nhiều năm kinh doanh cũng như học tập phát triển bản thân. Anh ấy hiểu rằng một đứa trẻ đi học cần có một lộ trình thật rõ ràng nhằm tiết giảm thời gian đầu tư và thời gian của gia đình vì vậy việc kết hợp giữa tiếng Anh và Du học định cư là một trong những lộ trình tuyệt vời để có một tương lai tốt đẹp cho thế hệ trẻ em thời đại ngày nay. Phạm Đăng Quỳnh cũng hiểu rằng: “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau” vì vậy anh ấy trao đi giá trị bằng cách hướng dẫn và huấn luyện các chủ trung tâm, các đơn vị kinh doanh về giáo dục nhằm giúp họ kinh doanh tốt hơn trong lĩnh vực giáo dục, hỗ trợ họ tức là giúp đỡ được cho thật nhiều trẻ em có môi trường học tốt hơn.

Kết nối với Phạm Đăng Quỳnh :

Blog: https://daoquangtrung.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/quangtrungduhoc/

Leave a Comment